Bảo hiểm thân tàu định hạn

  ĐỐI TƯỢNG BẢO HIỂM

  •   Tất cả các tàu thuyền hoạt động trên vùng biển Việt Nam và quốc tế, không   phân biệt thành phần kinh tế đều có thể tham gia bảo hiểm – thân tàu định hạn tại Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC).
  •    Đối tượng bảo hiểm thân tàu định hạn là thân tàu biển bao gồm: Vỏ tàu,  máy tàu và các trang thiết bị hàng hải. 

    Bảo hiểm Quân Đội (MIC) - Bảo hiểm thân tàu định hạn

    Bảo hiểm Quân Đội (MIC) – Bảo hiểm thân tàu định hạn

PHẠM VI BẢO HIỂM
a.   Bảo hiểm này, bảo hiểm tổn thất hay tổn hại của đối tượng bảo hiểm gây ra bởi:
  • Hiểm họa của biển, sông, hồ hoặc các vùng nước có thể hoạt động được;
  • Hỏa hoạn, nổ;
  • Trộm cướp có bạo lực bởi những người ngoài tàu;
  • Vứt hàng xuống biển;
  • Cướp biển;
  • Va chạm với phương tiện chuyên chở bộ, trang bị hay thiết bị bến hay cảng;
  • Động đất, núi lửa phun hay sét đánh; Tai nạn trong khi bốc dỡ hoặc chuyển dịch hàng hóa hay nhiên liệu.
  • Nổ nồi hơi, gãy trục cơ hoặc ẩn tỳ trong máy móc hay thân tàu;
  • Bất cẩn của thuyền trưởng, sỹ quan, thủy thủ hay hoa tiêu;
  • Bất cẩn của người sửa chữa hay thuê tàu với điều kiện người sửa chữa hay thuê tàu ấy không phải là người được bảo hiểm;
  • Manh động của thuyền trưởng, sỹ quan hay thủy thủ;
  • Va chạm với máy bay, máy bay trực thăng hoặc vật tương tự hoặc các vật rơi từ đó.
  • Với điều kiện là tổn thất hay tổn hại ấy không do thiếu mẫn cán hợp lý của người được bảo hiểm, chủ tàu, người quản lý hay giám sát viên hoặc bất kỳ người quản lý nào của họ ở trên bờ.
  • Thuyền trưởng, sỹ quan, thủy thủ hay hoa tiêu nếu có cổ phần trên tàu này cũng không coi là chủ tàu theo nghĩa của Điều khoản này.
 b.   Những chi phí, hoặc những khoản bồi thường theo trách nhiệm pháp lý:
  • Ba phần tư (3/4) trách nhiệm đâm va.
  • Hậu quả của việc thực hiện lệnh của người có thẩm quyền để tránh rủi ro ô nhiễm.
  • Tổn thất chung và cứu hộ.
 c.   Nếu tàu được bảo hiểm đâm va phải tàu khác hoặc được tàu khác cứu hộ mà tàu khác đó toàn bộ hay một phần thuộc cùng một chủ hoặc cùng một quyền quản lý thì người được bảo hiểm vẫn có mọi quyền theo bảo hiểm này như thể chiếc tàu đó hoàn toàn là của chủ tàu không có quyền lợi liên quan đến tàu được bảo hiểm, nhưng trong những trường hợp này, trách nhiệm về đâm va hoặc những số tiền phải trả cho dịch vụ đã cung ứng phải đưa ra trọng tài duy nhất được thoả thuận giữa MIC và người được bảo hiểm để giải quyết.
GIỚI HẠN TRÁCH NHIỆM
Trách nhiệm cao nhất của MIC đối với mỗi một vụ tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm là thiệt hại thực tế do tàu được bảo hiểm gây ra, mà chủ tàu phải chịu trách nhiệm theo luật pháp hoặc quyết định của Toà án, nhưng không vượt quá giới hạn trách nhiệm đã ghi trong Giấy chứng nhận bảo hiểm.
 
HỒ SƠ BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM
  • Giấy yêu cầu bồi thường (Theo mẫu của MIC), trường hợp Người được bảo hiểm lập công văn thì phải thể hiện được nội dung tương tự. Giấy yêu cầu bồi thường phải có dấu và bút tích của Lãnh đạo đơn vị;
  • Hợp đồng bảo hiểm/Giấy chứng nhận bảo hiểm, sửa đổi bổ sung (nếu có);
  • Biên bản kiểm tra tình trạng trước khi nhận bảo hiểm (nếu có);
  • Hồ sơ tàu, các giấy tờ đăng kiểm, bằng cấp thuyền trưởng, máy trưởng;
  • Báo cáo chi tiết của thuyền trưởng về (tổn thất thuộc phần vỏ) và máy trưỏng (tổn thất thuộc phần máy) hoặc của điện trưởng về (tổn thất thuộc phần điện)….;
  • Biên bản giám định sự cố có hình ảnh minh họa;
  • Bản tin thời tiết (nếu tổn thất liên quan đến thời tiết xấu);
  • Sơ đồ vị trí xảy ra tai nạn (đâm va, mắc cạn, va phải đá ngầm…);
  • Bản dự toán, chi phí sửa chữa của nơi sửa chữa;
  • Biên bản nghiệm thu, bản quyết toán chi phí sửa chữa;
  • Các chứng từ hóa đơn sửa chữa;
  • Biên bản kiểm tra sau khi sửa chữa của Đăng kiểm và hóa đơn;
  • Thông báo từ bỏ tàu (nếu tàu bị tổn thất toàn bộ ước tính);
  • Bảo lãnh ngân hàng và/hoặc bảo lãnh của hội P&I về trách nhiệm của tàu khác không phải tàu được bảo hiểm (trường hợp có liên quan đến người thứ ba);
  • Các giấy tờ khác theo yêu cầu của MIC (nếu có).
Ngoài ra, tuỳ từng trường hợp cụ thể cần thêm các chứng từ sau:
a.     Khi tàu bị tai nạn đâm va:
  • Tài liệu liên quan đến các thao tác tránh va và thông tin liên lạc giữa hai tàu trước khi xảy ra tai nạn;
  • Tài liệu về việc xác định trách nhiệm đâm va của các tàu và việc giải quyết bồi thường giữa các bên;
  • Khiếu nại của các tàu trong vụ đâm va;
  • Các biện pháp của tàu nhằm hạn chế tổn thất …
 b.   Trường hợp tàu bị cháy:
  • Các chứng từ liên quan đến việc chữa cháy;
  • Biên bản của cơ quan chức năng kết luận về nguyên nhân vụ cháy…
 c.   Trường hợp tàu bị mắc cạn:
  • Biên bản lặn kiểm tra đáy tàu và hóa đơn;
  • Hợp đồng, chi phí thuê tàu lai kéo ra cạn…;
  • Các chứng từ liên quan đến việc dỡ hàng để làm nổi tàu…

Để biết thêm chi tiết, quý khách vui lòng tham khảo Quy tắc bảo hiểm của MIC, hoặc liên hệ:

Bảo Hiểm Quân Đội (MIC)
Địa chỉ: Số 54 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0936 638 239 / 0986 381 145 (24/24h)
Mail: baohiemquandoi24h@gmail.com

Chia sẻShare on Google+Share on FacebookTweet about this on TwitterShare on LinkedInEmail this to someone
mic.kinhdoanh@gmail.com